What's New Here?

Showing posts with label Truyền Thuyết. Show all posts
Showing posts with label Truyền Thuyết. Show all posts

Nguồn gốc của 12 cung hoàng đạo

Việc quan sát thiên văn thời Cổ đại của con người cũng chính là những hoạt động chiêm tinh học đầu tiên. Hai môn học khác nhau này đều cùng xuất phát vào thời kỳ đó từ việc quan sát bầu trời bằng mắt thường, khi chúng còn được coi là một.

Thiên văn học vốn là một trong những môn khoa học cổ nhất, ra đời rất sớm trong lịch sử loài người. Chúng ta từ xưa đã rất tò mò về giới tự nhiên, và một trong những đối tượng tìm hiểu quen thuộc, luôn luôn thường trực ở mọi nơi, mọi lúc chính là bầu trời...





Phát minh ra kính thiên văn của Galile đã giải phóng khả năng quan sát bầu trời của con người, vượt qua ranh giới sinh học của đôi mắt thường, đưa thiên văn học trong 400 năm trở lại đây có được những tiến bộ vượt bậc, trở thành một môn khoa học thực nghiệm, phục vụ trực tiếp cuộc sống của con người.
Còn với chiêm tinh học, từ niềm tin rằng vị trí và sự chuyển động của các thiên thể có ảnh hưởng đến cuộc sống con người trên Trái đất, đã hướng đến sự dự đoán cuộc sống con người. Bầu trời không còn vị trí quan trọng đối với các nhà chiêm tinh như trước nữa. Những mô hình dự đoán dựa trên tri thức có được từ việc bầu trời đã sớm được hệ thống và quy chuẩn hoá trong sách vở và được truyền thụ như vậy theo thời gian. Cả phương Đông hay phương Tây, các khoa học dự đoán có thể nói nhiều đến các chòm sao này hay chòm sao khác nhưng các nhà dự đoán học có thể không cần biết các chòm sao đó thực tế trên bầu trời như thế nào.
Theo tiến trình của lịch sử và sự phát triển của xã hội, thiên văn học và chiêm tinh học đã thực sự tách ra thành hai hướng riêng biệt, khác nhau cả về mục đích lẫn phương pháp. Thiên văn học trở thành môn khoa học tự nhiên với phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm còn chiêm tinh học trở thành môn khoa học huyền bí, một môn dự đoán học, tách rời hẳn khỏi xuất phát điểm là nền tảng quan sát thực tiễn bầu trời.


Chòm sao hoàng đạo và Cung hoàng đạo
Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời làm con người khi quan sát, nhận thấy Mặt trời dường như vẽ lên trên nền sao một vòng tròn khép kín so với nền trời sao, gọi là đường Hoàng đạo. Đường tròn này nằm trên mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất, nên mặt phẳng này cũng được gọi là Mặt phẳng hoàng đạo.
Bởi vì các hành tinh trong Hệ Mặt trời đều nằm gần như trên cùng một mặt phẳng quay xung quanh Mặt trời (do chúng hình thành từ một đĩa khí bụi gần dẹt quay quanh Mặt trời) nên khi quan sát từ Trái đất, các hành tinh cũng di chuyển gần với đường Hoàng đạo với phạm vi trên dưới tầm 8-9 độ. Người ta gọi dải bầu trời mở rộng 8-9 độ ra hai bên đường Hoàng đạo là dải Hoàng đới.

Đường Hoàng đạo (màu đỏ) và Hoàng đới bao quanh Trái đất cùng các chòm sao hoàng đạo nằm trên đó

Qua quan sát bầu trời, người cổ đại đã tưởng tượng ra các hình ảnh từ hình nối của các ngôi sao sáng lại với nhau, tạo thành các chòm sao trên bầu trời. Ở Hy Lạp, Ptolemy đã tổng kết được 48 chòm sao ứng với các nhân vật chủ yếu gắn với Thần thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, các chòm sao lúc đó chỉ là những hình tưởng tượng và không hề có một ý nghĩa khoa học nào.
Để tính lịch trong một năm, các nhà thiên văn học cổ đại (đồng thời là các nhà chiêm tinh học) đã chia Hoàng đới ra làm 12 phần bằng nhau gọi là 12 cung hoàng đạo tính từ điểm Xuân phân (điểm trên Hoàng đạo mà Mặt trời đi tới vào ngày Xuân phân). Như vậy mỗi tháng sẽ ứng với một cung. Các cung hoàng đạo được gọi theo tên chòm sao nằm trên hoặc gần nhất phần đường Hoàng đạo của cung đó. Vào thời điểm gần 3000 năm trước, điểm Xuân phân nằm ở gần chòm sao Bạch Dương (Aries) cho nên nó cũng là cung hoàng đạo đầu tiên.

12 cung hoàng đạo được chia đều quanh vòng tròn, tương ứng với mỗi cung là một chòm sao

Đến năm 1922, Hiệp hội thiên văn học quốc tế IAU đã thống nhất quy ước 88 chòm sao hiện đại dựa trên cơ sở của các chòm sao truyền thống. Các chòm sao từ đây được hiểu theo nghĩa là những “phần bầu trời” với các đường ranh giới xác định với nhau giống như các quốc gia trên Trái đất, che kín toàn bộ bầu trời. Như vậy các chòm sao đã mang ý nghĩa khoa học trong việc định vị một điểm nào đó trên bầu trời. Theo đó, có 13 chòm sao bị đường Hoàng đạo cắt qua, trở thành 13 chòm sao hoàng đạo.
12 cung hoàng đạo đã được mang tên các chòm sao hoàng đạo tương ứng, nhưng còn dư ra một chòm sao thứ 13, không được đặt làm tên của cung nào. Đó là chòm sao Người mang rắn (Xà Phu). Đó là do chòm sao này sau khi được IAU phân chia, có một phần được đường Hoàng đạo cắt qua, nhưng từ xưa nó vốn không được coi là chòm sao đại diện cho một cung hoàng đạo.

Chòm sao Xà Phu (Ophiuchus) bị đường Hoàng đạo đi qua

Quy ước phân chia các chòm sao còn làm thời gian Mặt trời đi qua “địa phận” các chòm sao hoàng đạo không được đều nhau như các cung hoàng đạo (khoảng 30 ngày). Ví dụ như Mặt trời đi qua chòm Bọ Cạp (Scorpius) trong 8,4 ngày nhưng thời gian đó của chòm Xử Nữ (Virgo) là tận 44,5 ngày. Việc “đi qua” một chòm sao giờ được hiểu là đi qua “phần bầu trời quy ước mang tên chòm sao đó”.

Dưới đây là thời gian tính theo ngày mà Mặt Trời đi qua (biểu kiến) các chòm sao trên Hoàng đạo
Bạch Dương (Aries): 25.5 (ngày)
Kim Ngưu (Taurus): 38.2
Song Tử (Gemini): 29.3
Cự Giải (Cancer): 21.1
Sư Tử (Leo): 36.9
Xử Nữ (Virgo): 44.5
Thiên Bình (Libra): 21.1
Bọ Cạp (Scorpius): 8.4
Xà Phu (Ophiuchus): 18.4
Nhân Mã (Sagittarius): 33.6
Ma Kết (Capricornus): 27.4
Bảo Bình (Aquarius): 23.9
Song Ngư (Pisces): 37.7

Cung hoàng đạo ngày nay
Cung hoàng đạo từ lâu đã không được sử dụng vào các mục đích lớn nào khác ngoài việc dự đoán của chiêm tinh học. Theo đó, cung hoàng đạo của một người là cung hoàng đạo mà Mặt trời đi qua vào thời gian người đó sinh ra trong năm. Tuy vậy, như đã nói ở trên, có thể thời điểm bạn sinh ra thuộc cung hoàng đạo này, nhưng Mặt trời lại đang đi qua chòm sao của cung bên cạnh, do thời gian đi qua các chòm sao hoàng đạo không đều nhau như đi qua các cung hoàng đạo.
Ngoài ra, do hiện tượng tiến động, trục Trái đất thay đổi, điểm Xuân phân qua đó cũng bị lệch đi. Đến nay đã trải qua gần 3000 năm, điểm Xuân phân đã chuyển từ chòm sao Bạch Dương sang chòm sao Song Ngư. Nếu theo cách xác định cung hoàng đạo như người cổ đại (chia Hoàng đới làm 12 phần bằng nhau tính từ điểm Xuân phân) thì các cung hoàng đạo hiện nay sẽ bị lệch đi khoảng 35 ngày (hơn 1 tháng), tức là hơn 1 cung. Nhưng các nhà chiêm tinh không quan tâm tới điều này, khung thời gian của các cung hoàng đạo đã được cố định hàng ngàn năm nay, thật khó có thể thay đổi từng chút một theo mỗi năm chứ chưa nói đến chuyện chuyển đổi cùng một lúc tới 35 ngày.

Hiện tượng tiến động làm điểm Xuân phân thay đổi dần theo thời gian từ thời Cổ đại đến nay

Như vậy, sự tách rời chiêm tinh học khỏi xuất phát điểm là việc quan sát bầu trời đã làm các cung hoàng đạo mất đi ý nghĩa ban đầu trong việc tính lịch. Khung thời gian của 12 cung hoàng đạo đã được cố định trong các sách vở thư tịch cổ xưa và truyền lại cho đến ngày nay. Các cung chỉ còn có ý nghĩa trong việc bói toán, trong các mô hình trên mà thôi, giờ không còn chính xác như trong bầu trời thực tế hiện tại nữa. Điều này đặt một dấu hỏi lớn về cơ sở khoa học của các dự đoán chiêm tinh học đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lớp trẻ.

Nguồn gốc của 12 cung hoàng đạo

Posted by Anonymous


Việc quan sát thiên văn thời Cổ đại của con người cũng chính là những hoạt động chiêm tinh học đầu tiên. Hai môn học khác nhau này đều cùng xuất phát vào thời kỳ đó từ việc quan sát bầu trời bằng mắt thường, khi chúng còn được coi là một.

Thiên văn học vốn là một trong những môn khoa học cổ nhất, ra đời rất sớm trong lịch sử loài người. Chúng ta từ xưa đã rất tò mò về giới tự nhiên, và một trong những đối tượng tìm hiểu quen thuộc, luôn luôn thường trực ở mọi nơi, mọi lúc chính là bầu trời...





Phát minh ra kính thiên văn của Galile đã giải phóng khả năng quan sát bầu trời của con người, vượt qua ranh giới sinh học của đôi mắt thường, đưa thiên văn học trong 400 năm trở lại đây có được những tiến bộ vượt bậc, trở thành một môn khoa học thực nghiệm, phục vụ trực tiếp cuộc sống của con người.
Còn với chiêm tinh học, từ niềm tin rằng vị trí và sự chuyển động của các thiên thể có ảnh hưởng đến cuộc sống con người trên Trái đất, đã hướng đến sự dự đoán cuộc sống con người. Bầu trời không còn vị trí quan trọng đối với các nhà chiêm tinh như trước nữa. Những mô hình dự đoán dựa trên tri thức có được từ việc bầu trời đã sớm được hệ thống và quy chuẩn hoá trong sách vở và được truyền thụ như vậy theo thời gian. Cả phương Đông hay phương Tây, các khoa học dự đoán có thể nói nhiều đến các chòm sao này hay chòm sao khác nhưng các nhà dự đoán học có thể không cần biết các chòm sao đó thực tế trên bầu trời như thế nào.
Theo tiến trình của lịch sử và sự phát triển của xã hội, thiên văn học và chiêm tinh học đã thực sự tách ra thành hai hướng riêng biệt, khác nhau cả về mục đích lẫn phương pháp. Thiên văn học trở thành môn khoa học tự nhiên với phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm còn chiêm tinh học trở thành môn khoa học huyền bí, một môn dự đoán học, tách rời hẳn khỏi xuất phát điểm là nền tảng quan sát thực tiễn bầu trời.


Chòm sao hoàng đạo và Cung hoàng đạo
Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời làm con người khi quan sát, nhận thấy Mặt trời dường như vẽ lên trên nền sao một vòng tròn khép kín so với nền trời sao, gọi là đường Hoàng đạo. Đường tròn này nằm trên mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất, nên mặt phẳng này cũng được gọi là Mặt phẳng hoàng đạo.
Bởi vì các hành tinh trong Hệ Mặt trời đều nằm gần như trên cùng một mặt phẳng quay xung quanh Mặt trời (do chúng hình thành từ một đĩa khí bụi gần dẹt quay quanh Mặt trời) nên khi quan sát từ Trái đất, các hành tinh cũng di chuyển gần với đường Hoàng đạo với phạm vi trên dưới tầm 8-9 độ. Người ta gọi dải bầu trời mở rộng 8-9 độ ra hai bên đường Hoàng đạo là dải Hoàng đới.

Đường Hoàng đạo (màu đỏ) và Hoàng đới bao quanh Trái đất cùng các chòm sao hoàng đạo nằm trên đó

Qua quan sát bầu trời, người cổ đại đã tưởng tượng ra các hình ảnh từ hình nối của các ngôi sao sáng lại với nhau, tạo thành các chòm sao trên bầu trời. Ở Hy Lạp, Ptolemy đã tổng kết được 48 chòm sao ứng với các nhân vật chủ yếu gắn với Thần thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, các chòm sao lúc đó chỉ là những hình tưởng tượng và không hề có một ý nghĩa khoa học nào.
Để tính lịch trong một năm, các nhà thiên văn học cổ đại (đồng thời là các nhà chiêm tinh học) đã chia Hoàng đới ra làm 12 phần bằng nhau gọi là 12 cung hoàng đạo tính từ điểm Xuân phân (điểm trên Hoàng đạo mà Mặt trời đi tới vào ngày Xuân phân). Như vậy mỗi tháng sẽ ứng với một cung. Các cung hoàng đạo được gọi theo tên chòm sao nằm trên hoặc gần nhất phần đường Hoàng đạo của cung đó. Vào thời điểm gần 3000 năm trước, điểm Xuân phân nằm ở gần chòm sao Bạch Dương (Aries) cho nên nó cũng là cung hoàng đạo đầu tiên.

12 cung hoàng đạo được chia đều quanh vòng tròn, tương ứng với mỗi cung là một chòm sao

Đến năm 1922, Hiệp hội thiên văn học quốc tế IAU đã thống nhất quy ước 88 chòm sao hiện đại dựa trên cơ sở của các chòm sao truyền thống. Các chòm sao từ đây được hiểu theo nghĩa là những “phần bầu trời” với các đường ranh giới xác định với nhau giống như các quốc gia trên Trái đất, che kín toàn bộ bầu trời. Như vậy các chòm sao đã mang ý nghĩa khoa học trong việc định vị một điểm nào đó trên bầu trời. Theo đó, có 13 chòm sao bị đường Hoàng đạo cắt qua, trở thành 13 chòm sao hoàng đạo.
12 cung hoàng đạo đã được mang tên các chòm sao hoàng đạo tương ứng, nhưng còn dư ra một chòm sao thứ 13, không được đặt làm tên của cung nào. Đó là chòm sao Người mang rắn (Xà Phu). Đó là do chòm sao này sau khi được IAU phân chia, có một phần được đường Hoàng đạo cắt qua, nhưng từ xưa nó vốn không được coi là chòm sao đại diện cho một cung hoàng đạo.

Chòm sao Xà Phu (Ophiuchus) bị đường Hoàng đạo đi qua

Quy ước phân chia các chòm sao còn làm thời gian Mặt trời đi qua “địa phận” các chòm sao hoàng đạo không được đều nhau như các cung hoàng đạo (khoảng 30 ngày). Ví dụ như Mặt trời đi qua chòm Bọ Cạp (Scorpius) trong 8,4 ngày nhưng thời gian đó của chòm Xử Nữ (Virgo) là tận 44,5 ngày. Việc “đi qua” một chòm sao giờ được hiểu là đi qua “phần bầu trời quy ước mang tên chòm sao đó”.

Dưới đây là thời gian tính theo ngày mà Mặt Trời đi qua (biểu kiến) các chòm sao trên Hoàng đạo
Bạch Dương (Aries): 25.5 (ngày)
Kim Ngưu (Taurus): 38.2
Song Tử (Gemini): 29.3
Cự Giải (Cancer): 21.1
Sư Tử (Leo): 36.9
Xử Nữ (Virgo): 44.5
Thiên Bình (Libra): 21.1
Bọ Cạp (Scorpius): 8.4
Xà Phu (Ophiuchus): 18.4
Nhân Mã (Sagittarius): 33.6
Ma Kết (Capricornus): 27.4
Bảo Bình (Aquarius): 23.9
Song Ngư (Pisces): 37.7

Cung hoàng đạo ngày nay
Cung hoàng đạo từ lâu đã không được sử dụng vào các mục đích lớn nào khác ngoài việc dự đoán của chiêm tinh học. Theo đó, cung hoàng đạo của một người là cung hoàng đạo mà Mặt trời đi qua vào thời gian người đó sinh ra trong năm. Tuy vậy, như đã nói ở trên, có thể thời điểm bạn sinh ra thuộc cung hoàng đạo này, nhưng Mặt trời lại đang đi qua chòm sao của cung bên cạnh, do thời gian đi qua các chòm sao hoàng đạo không đều nhau như đi qua các cung hoàng đạo.
Ngoài ra, do hiện tượng tiến động, trục Trái đất thay đổi, điểm Xuân phân qua đó cũng bị lệch đi. Đến nay đã trải qua gần 3000 năm, điểm Xuân phân đã chuyển từ chòm sao Bạch Dương sang chòm sao Song Ngư. Nếu theo cách xác định cung hoàng đạo như người cổ đại (chia Hoàng đới làm 12 phần bằng nhau tính từ điểm Xuân phân) thì các cung hoàng đạo hiện nay sẽ bị lệch đi khoảng 35 ngày (hơn 1 tháng), tức là hơn 1 cung. Nhưng các nhà chiêm tinh không quan tâm tới điều này, khung thời gian của các cung hoàng đạo đã được cố định hàng ngàn năm nay, thật khó có thể thay đổi từng chút một theo mỗi năm chứ chưa nói đến chuyện chuyển đổi cùng một lúc tới 35 ngày.

Hiện tượng tiến động làm điểm Xuân phân thay đổi dần theo thời gian từ thời Cổ đại đến nay

Như vậy, sự tách rời chiêm tinh học khỏi xuất phát điểm là việc quan sát bầu trời đã làm các cung hoàng đạo mất đi ý nghĩa ban đầu trong việc tính lịch. Khung thời gian của 12 cung hoàng đạo đã được cố định trong các sách vở thư tịch cổ xưa và truyền lại cho đến ngày nay. Các cung chỉ còn có ý nghĩa trong việc bói toán, trong các mô hình trên mà thôi, giờ không còn chính xác như trong bầu trời thực tế hiện tại nữa. Điều này đặt một dấu hỏi lớn về cơ sở khoa học của các dự đoán chiêm tinh học đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lớp trẻ.

Truyền thuyết cung Bảo Bình

Trong các cung hoàn đạo, Bảo Bình là cung rất khó để hình thành và duy trì một mối quan hệ gần gủi và thân thiết. Điều này do tính đôc lập lạ thường , cá tính và sự tự do trong tâm hồn của bảo bình.

Những người thuộc cung Bảo Bình là người lãnh đạo đứng đầu 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình bẩm sinh là một kẻ nổi loạn vô cùng ghét sự rằng buộc và lệ thuộc. Bảo Bình quan tâm vào công việc hơn là với người khác.

Cung Bảo Bình là biểu tượng của nước và là biểu tượng cố định thứ biểu thị cho sự kiên định bên trong sự thay đổi. bị ảnh hưởng của cả Thổ tinh và Thiên Vương tinh- trật tự đã được thiết lập so với tương lai- Bảo Bình điển hình bị xung dột với chính họ. Bảo Bình vừa cảm thấy họ đi trước thời đại hoặc là đang tuộc hậu. Bất kể trong trường hợp nào, Bảo Bình rất nhạy cảm đối với những nguyên tắc chung, cái sẽ chống lại họ và phải thực hiên theo cách thức có sẵn. Bảo Bình đại diện cho sức mạnh tư duy đang biến đổi và là khả năng của một cá nhân muốn thể hiện họ. Bảo Bình sẽ đứng lên cho những gì họ tin tưởng và những người bạn chân chính của Bảo Bình sẽ cùng tham gia với Bảo Bình với bất cứ lý do gì, họ tin tưởng vào sự chính trực và sự tận tâm đối với nhân loại của Bảo Bình.



Bên cạnh đó, bảo bình cũng là 1 người theo chủ nghĩa nhân đạo, lương thiện và trung nghĩa, có óc sang tạo cùng với 1 trí óc thông minh, thích suy luận về những câu hỏi. Nếu thách thức người tiên phong về mặt trí tuệ này, ta sẽ phát hiện được một tính cách ương ngạnh, lập dị thích sự tách biệt và độc lập.

Về mặt tiêu cực, Bảo Bình có thể thỉnh thoảng có những hành động hung ác hoặc khuynh hướng tàn bạo nếu họ thiếu tình cảm và lòng khoan dung. Khi là một ông chủ, Bảo Bình có thể rất khắt khe và hay phê phán vì thế thường rất khó để làm việc chung với họ. Mặc dù sự lạnh lung của Bảo Bình làm người khác khó chịu nhưng với sự trung thành nồng nhiệt và những nguyên tắc mang tính lý tưởng hoá đã tác động và thúc đẩy người khác thông cảm cho Bảo Bình. Bảo Bình thường giữ vững ý kiến của họ và hiếm khi đánh mất hy vọng. Tuy nhiên, khuyết điểm chính của Bảo Bình là tính hay thay đổi, khó dự đoán, tách biệt và sự thờ ơ thường gây ra những vấn về tình cảm cho họ. Song, khi Bảo Bình mở lòng hơn, Bảo Bình sẽ cảm thấy tràn đầy tình yêu thương và họ sẽ bày tỏ. Bảo Bình có khả năng để truyền tải tình yêu đến người khác.

Những người thuộc cung Bảo bình khao khát tự do và căm ghét bất kì sự xâm phạm nào vào không gian của họ. Bảo Bình cần sự tự do trong công việc, họ thích làm việc một cách tự do và có thể thể hiện óc sang tạo của họ. Bảo Bình nhu cầu đòi hỏi việc giao tiếp truyền đạt thông tin trên một phạm vi rộng lớn để họ trở nên nổi trội, ví dụ như những ngành liên quan đến các tiện truyền thông đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, phim, vệ tinh hoặc máy tính. Bảo Bình cũng trở nên xuất sắc khi là nhà phát minh, người làm công tác xã hội và trong những công việc có liên quan đến tính nhân đạo. Bảo Bình cũng có thể làm tốt trong những lĩnh vực mang tính mới mẻ và hiện đại như nghệ thuật, nghiên cứu tiên phong về công nghệ hoặc tâm lý học. Bảo Bình thậm chí có tài năng huyền bí thuộc về mặt tâm linh. Bảo Bình hướng theo lối sống của riêng họ, họ thích theo đuổi tìm tòi một cách quái gở lập dị về tri thức và sự biểu đạt. Có thể coi họ gần như là thiên tài vì họ suy nghĩ theo những cách độc đáo và khác thường. Điều này có thể gây ra tính vô cùng bướng bỉnh và ngoan cố, thứ có thể hoặc là duy trì hoặc là phá huỷ Bảo Bình. Mặc dù với bản tính bất trị, hay chống đối, Bảo Bình có lòng trắc ẩn rất lớn và họ thường trở nên rất tích cực khi liên quan đến chính nghĩa. Tuy nhiên, lòng thương cảm của Bảo Bình bắt nguồn từ trí tuệ và sự hiểu biết hơn là từ trái tim của họ và Bảo Bình điển hình có quan tâm rất nhiểu đến quyền lợi và lợi ích.


Người thuộc cung Bảo Bình thông thường có thân thể mạnh mẽ nhưng họ lại thích sử dụng đầu óc hơn. Bảo Bình giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và thông thường, Bảo Bình có 2 loại bạn: người bảo thủ hoặc người tự do phóng túng. Nếu Bảo Bình làm việc trong 1 tổ chức, họ điển hình sẽ là những người lãnh đạo hoặc người tổ chức. Những người nổi tiếng theo chủ nghĩa cá nhân thuộc cung Bảo Bình mà đã có những đóng góp lớn là: Abraham Lincoln, Thomas Edison, và Franklin D.Roosevelt.
Nữ Bảo Bình rất khó để thấu hiểu, “ngược đời” dường như là từ thích hợp nhất để mô tả mấy cô này. Họ nhẫn nại mà nóng vội, một người lập dị không theo phép tắt nhưng lại cư xử phù hợp, nổi loạn hay chống đối nhưng lại yêu hoà bình, thích dao du với nhiều người nhưng lại trung thành với rất ít. Tiền không thu hút ảnh hưởng họ. Phụ nữ Bảo Bình có rất nhiều mối quan tâm và thích thú. Họ thường bị thu hút bởi những người khác thường hoặc lập dị . Khi là một người mẹ, họ cho phép con cái có sự chọn lựa riêng cho chúng và không bao giờ bỏ rơi chúng.
Nam Bảo Bình thường rất bí hiểm, cần tình bạn bè nhưng cũng rất cá tính, riêng biệt. Họ bị thu hút bởi những người khác thường hoặc địa điểm bí hiểm. Nam Bảo Bình luôn hướng tới tương lai mặc dù họ cũng rất quan tâm đến những bí mật của quá khứ. Họ thích du lịch, là một nhà cách mạng bẩm sinh, và họ sẽ chống đối nếu bị cắm cản, giới hạn. Hơn bất cứ thứ gì, nam Bảo Bình cần một nơi trú ẩn để nghỉ ngơi. Dù tách biệt hay là kính đáo, họ lại vô cùng yêu quý trẻ em.
Bảo Bình có thể làm bạn với bất cứ ai. Họ không có thành kiến và bị cuốn hút bởi những người trí tuệ. Trong chuyện yêu đương, họ cần không gian và tự do thậm chí khi họ là người có trách nhiệm. Họ cần một khoảng riêng cho tâm hồn để họ được phát triển và thể hiện cá tính của họ và khi có những mối quan hệ, đây chính là lý do của sự bất đồng, tranh cải. Bảo Bình bướng bỉnh và thường bị thu hút bởi những con người lạ thường. Trong thực tế, họ nổi tiếng bởi chính sự khác thường và họ cũng coi trọng phẩm chất này của người khác. Gia đình rất quan trọng đối với họ như là như thể là tài sản hay uy tín của họ – Gia đình gia tăng sự kêu hãnh và uy thế của họ.
Bảo Bình rất hào phóng với tiền bạc, họ thường tiêu tiền cho gia đình và khi yêu. Họ quyên góp tiền cho từ thiện và dành tình thương cho người nghèo. Bảo bình cũng sẽ tiết kiệm tiền để sử dụng cho những ý tưởng tự do chủ nghĩa của họ. Trong thế giới tinh thần của Bảo Bình, họ sẽ theo đuổi đường lối của chính họ, bởi vì Bảo Bình chính là biểu tượng của sự tái sinh của tâm hồn. Bảo Bình có thể chống đối lại một số gia tộc hoặc tổ chức tôn giáo bởi họ yêu thích sự đổi mới hơn là truyền thống. Tính nhút nhát và mong muốn được giao tiếp trên một phạm vi rộng lớn đã cho họ nghị lực và sức mạnh của khả năng tư duy, thứ đang biến đổi liên tục. Tôn giáo của Bảo Bình có thể thay đổi nhưng trách nhiệm đối với nhân loại vẫn không đổi.

Truyền thuyết cung Bảo Bình

Posted by Anonymous


Trong các cung hoàn đạo, Bảo Bình là cung rất khó để hình thành và duy trì một mối quan hệ gần gủi và thân thiết. Điều này do tính đôc lập lạ thường , cá tính và sự tự do trong tâm hồn của bảo bình.

Những người thuộc cung Bảo Bình là người lãnh đạo đứng đầu 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình bẩm sinh là một kẻ nổi loạn vô cùng ghét sự rằng buộc và lệ thuộc. Bảo Bình quan tâm vào công việc hơn là với người khác.

Cung Bảo Bình là biểu tượng của nước và là biểu tượng cố định thứ biểu thị cho sự kiên định bên trong sự thay đổi. bị ảnh hưởng của cả Thổ tinh và Thiên Vương tinh- trật tự đã được thiết lập so với tương lai- Bảo Bình điển hình bị xung dột với chính họ. Bảo Bình vừa cảm thấy họ đi trước thời đại hoặc là đang tuộc hậu. Bất kể trong trường hợp nào, Bảo Bình rất nhạy cảm đối với những nguyên tắc chung, cái sẽ chống lại họ và phải thực hiên theo cách thức có sẵn. Bảo Bình đại diện cho sức mạnh tư duy đang biến đổi và là khả năng của một cá nhân muốn thể hiện họ. Bảo Bình sẽ đứng lên cho những gì họ tin tưởng và những người bạn chân chính của Bảo Bình sẽ cùng tham gia với Bảo Bình với bất cứ lý do gì, họ tin tưởng vào sự chính trực và sự tận tâm đối với nhân loại của Bảo Bình.



Bên cạnh đó, bảo bình cũng là 1 người theo chủ nghĩa nhân đạo, lương thiện và trung nghĩa, có óc sang tạo cùng với 1 trí óc thông minh, thích suy luận về những câu hỏi. Nếu thách thức người tiên phong về mặt trí tuệ này, ta sẽ phát hiện được một tính cách ương ngạnh, lập dị thích sự tách biệt và độc lập.

Về mặt tiêu cực, Bảo Bình có thể thỉnh thoảng có những hành động hung ác hoặc khuynh hướng tàn bạo nếu họ thiếu tình cảm và lòng khoan dung. Khi là một ông chủ, Bảo Bình có thể rất khắt khe và hay phê phán vì thế thường rất khó để làm việc chung với họ. Mặc dù sự lạnh lung của Bảo Bình làm người khác khó chịu nhưng với sự trung thành nồng nhiệt và những nguyên tắc mang tính lý tưởng hoá đã tác động và thúc đẩy người khác thông cảm cho Bảo Bình. Bảo Bình thường giữ vững ý kiến của họ và hiếm khi đánh mất hy vọng. Tuy nhiên, khuyết điểm chính của Bảo Bình là tính hay thay đổi, khó dự đoán, tách biệt và sự thờ ơ thường gây ra những vấn về tình cảm cho họ. Song, khi Bảo Bình mở lòng hơn, Bảo Bình sẽ cảm thấy tràn đầy tình yêu thương và họ sẽ bày tỏ. Bảo Bình có khả năng để truyền tải tình yêu đến người khác.

Những người thuộc cung Bảo bình khao khát tự do và căm ghét bất kì sự xâm phạm nào vào không gian của họ. Bảo Bình cần sự tự do trong công việc, họ thích làm việc một cách tự do và có thể thể hiện óc sang tạo của họ. Bảo Bình nhu cầu đòi hỏi việc giao tiếp truyền đạt thông tin trên một phạm vi rộng lớn để họ trở nên nổi trội, ví dụ như những ngành liên quan đến các tiện truyền thông đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, phim, vệ tinh hoặc máy tính. Bảo Bình cũng trở nên xuất sắc khi là nhà phát minh, người làm công tác xã hội và trong những công việc có liên quan đến tính nhân đạo. Bảo Bình cũng có thể làm tốt trong những lĩnh vực mang tính mới mẻ và hiện đại như nghệ thuật, nghiên cứu tiên phong về công nghệ hoặc tâm lý học. Bảo Bình thậm chí có tài năng huyền bí thuộc về mặt tâm linh. Bảo Bình hướng theo lối sống của riêng họ, họ thích theo đuổi tìm tòi một cách quái gở lập dị về tri thức và sự biểu đạt. Có thể coi họ gần như là thiên tài vì họ suy nghĩ theo những cách độc đáo và khác thường. Điều này có thể gây ra tính vô cùng bướng bỉnh và ngoan cố, thứ có thể hoặc là duy trì hoặc là phá huỷ Bảo Bình. Mặc dù với bản tính bất trị, hay chống đối, Bảo Bình có lòng trắc ẩn rất lớn và họ thường trở nên rất tích cực khi liên quan đến chính nghĩa. Tuy nhiên, lòng thương cảm của Bảo Bình bắt nguồn từ trí tuệ và sự hiểu biết hơn là từ trái tim của họ và Bảo Bình điển hình có quan tâm rất nhiểu đến quyền lợi và lợi ích.


Người thuộc cung Bảo Bình thông thường có thân thể mạnh mẽ nhưng họ lại thích sử dụng đầu óc hơn. Bảo Bình giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và thông thường, Bảo Bình có 2 loại bạn: người bảo thủ hoặc người tự do phóng túng. Nếu Bảo Bình làm việc trong 1 tổ chức, họ điển hình sẽ là những người lãnh đạo hoặc người tổ chức. Những người nổi tiếng theo chủ nghĩa cá nhân thuộc cung Bảo Bình mà đã có những đóng góp lớn là: Abraham Lincoln, Thomas Edison, và Franklin D.Roosevelt.
Nữ Bảo Bình rất khó để thấu hiểu, “ngược đời” dường như là từ thích hợp nhất để mô tả mấy cô này. Họ nhẫn nại mà nóng vội, một người lập dị không theo phép tắt nhưng lại cư xử phù hợp, nổi loạn hay chống đối nhưng lại yêu hoà bình, thích dao du với nhiều người nhưng lại trung thành với rất ít. Tiền không thu hút ảnh hưởng họ. Phụ nữ Bảo Bình có rất nhiều mối quan tâm và thích thú. Họ thường bị thu hút bởi những người khác thường hoặc lập dị . Khi là một người mẹ, họ cho phép con cái có sự chọn lựa riêng cho chúng và không bao giờ bỏ rơi chúng.
Nam Bảo Bình thường rất bí hiểm, cần tình bạn bè nhưng cũng rất cá tính, riêng biệt. Họ bị thu hút bởi những người khác thường hoặc địa điểm bí hiểm. Nam Bảo Bình luôn hướng tới tương lai mặc dù họ cũng rất quan tâm đến những bí mật của quá khứ. Họ thích du lịch, là một nhà cách mạng bẩm sinh, và họ sẽ chống đối nếu bị cắm cản, giới hạn. Hơn bất cứ thứ gì, nam Bảo Bình cần một nơi trú ẩn để nghỉ ngơi. Dù tách biệt hay là kính đáo, họ lại vô cùng yêu quý trẻ em.
Bảo Bình có thể làm bạn với bất cứ ai. Họ không có thành kiến và bị cuốn hút bởi những người trí tuệ. Trong chuyện yêu đương, họ cần không gian và tự do thậm chí khi họ là người có trách nhiệm. Họ cần một khoảng riêng cho tâm hồn để họ được phát triển và thể hiện cá tính của họ và khi có những mối quan hệ, đây chính là lý do của sự bất đồng, tranh cải. Bảo Bình bướng bỉnh và thường bị thu hút bởi những con người lạ thường. Trong thực tế, họ nổi tiếng bởi chính sự khác thường và họ cũng coi trọng phẩm chất này của người khác. Gia đình rất quan trọng đối với họ như là như thể là tài sản hay uy tín của họ – Gia đình gia tăng sự kêu hãnh và uy thế của họ.
Bảo Bình rất hào phóng với tiền bạc, họ thường tiêu tiền cho gia đình và khi yêu. Họ quyên góp tiền cho từ thiện và dành tình thương cho người nghèo. Bảo bình cũng sẽ tiết kiệm tiền để sử dụng cho những ý tưởng tự do chủ nghĩa của họ. Trong thế giới tinh thần của Bảo Bình, họ sẽ theo đuổi đường lối của chính họ, bởi vì Bảo Bình chính là biểu tượng của sự tái sinh của tâm hồn. Bảo Bình có thể chống đối lại một số gia tộc hoặc tổ chức tôn giáo bởi họ yêu thích sự đổi mới hơn là truyền thống. Tính nhút nhát và mong muốn được giao tiếp trên một phạm vi rộng lớn đã cho họ nghị lực và sức mạnh của khả năng tư duy, thứ đang biến đổi liên tục. Tôn giáo của Bảo Bình có thể thay đổi nhưng trách nhiệm đối với nhân loại vẫn không đổi.

Xem nhiều

© 2013 Mật Ngữ 12 chòm sao. WP Theme-junkie converted by Áo lông vũđẹp|Áo giữ nhiệt, Bloggertheme9
Blogger templates. Proudly Powered by Blogger.
back to top